Sự khác nhau giữa tín hiệu PNP và NPN

Trước hết hai tín hiệu này rất phổ biến ở hầu hết các cảm biến. Với mục đích giúp các bạn nào chưa hiểu rõ về dạng tiếp điểm này, Etech xin gửi tới bạn đọc một số thông tin sơ lược qua. Hi vọng một phần nào đó sau bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để phân biệt cũng như nhận biết chúng.

Sự khác nhau giữa tín hiệu PNP và NPN

Khái niệm về hai tín hiệu

  • Tín hiệu PNP là tải được nối giữa 1 đầu ra của cảm biến và 1 cực âm nguồn.

PNP

  • Tín hiệu NPN là tải được nối giữa 1 cực là dương nguồn với 1 cực là đầu ra của cảm biến.

NPN

Phân biệt tín hiệu

  • Chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa hai dạng tín hiệu
  • Theo hình ảnh ở trên nét đứt chính là tải được sử dụng trong tiếp điểm PNP và NPN chỉ gồm có hai loại là: điện trở và cuộn dây. Hai tiếp điểm này để kích vào đầu vào PLC hoặc nguồn của rơ le trung gian. Đầu vào PLC ở đây thường là loại điện trở, còn rơ le trung gian chính là loại cuộn dây.
  • Tiếp điểm PNP khi được kích hoạt sẽ mang điện áp dương, nghĩa là lúc này tải sẽ nhận nguồn dương từ PNP, còn nguồn âm sẽ được đấu với nguồn.
  • Ngược lại, tiếp điểm NPN khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0V, nghĩa là chân dương của tải sẽ nối với nguồn, còn chân âm của tải sẽ nối với tiếp điểm NPN.
  • Có thể thấy tiếp điểm PNP được sử dụng rộng rãi hơn tuy nhiên cũng có một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng tiếp điểm NPN vì tính an toàn
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *